Khu vực cấm Chernobyl giờ đây trở thành "khu bảo tồn" động vật phóng xạ (Ảnh: Getty).
Sau sự cố nổ lò phản ứng tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl năm 1986, khu vực xung quanh bị nhiễm phóng xạ nghiêm trọng, gây nguy hiểm cho sinh vật do tăng nguy cơ đột biến, ung thư và tử vong.
Mặc dù con người tránh xa khu vực này, động vật vẫn tiếp tục sinh sống tại một khu vực xung quanh nhà máy điện, gọi là khu vực cấm Chernobyl (CEZ). Điều này biến nơi đây thành một "khu bảo tồn" động vật phóng xạ rộng 2.600 km².
Đáng chú ý, các nhà khoa học đã phát hiện rằng loài giun tròn (nematode) sống trong khu vực CEZ không hề bị tổn thương bởi phóng xạ, trái ngược với dự đoán về môi trường nguy hiểm này. Nghiên cứu do Sophia Tintori từ Đại học New York (Mỹ) dẫn đầu cho thấy, loài giun này vẫn tồn tại mà không có dấu hiệu hư hại di truyền.
Để đi tới kết luận trên, nhóm nghiên cứu đã thu thập hàng trăm mẫu giun tròn (tên khoa học: Oscheius tipulae) từ trái cây thối, Dự đoán XSVT ngày 29 lá mục và đất trong CEZ, Bảng Icon Bảng Chữ - Phần Mềm Giải Pháp Đổi Mới Trong Việc Sử Dụng Biểu Tượng Và Văn Bản rồi đo mức phóng xạ bằng máy đếm Geiger và sử dụng thiết bị bảo hộ chống bụi phóng xạ.
Họ nuôi cấy gần 300 mẫu trong phòng thí nghiệm và chọn 15 mẫu để giải trình tự genome, Cá Heo TV – Giải Trí Đỉnh Cao Với Nội Dung Đặc Sắc sau đó so sánh với 5 mẫu từ các nơi khác trên thế giới như Philippines, Đức, Mỹ,nhóm zalo kéo baccarat Mauritius và Úc.
Kết quả cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về tổn thương di truyền giữa giun từ CEZ và các khu vực khác, gợi ý rằng loài này có khả năng chống chịu phóng xạ cao.
Giun được thu thập ở khu vực cấm Chernobyl, quan sát dưới kính hiển vi (Ảnh: Nhóm nghiên cứu).
Phát hiện này không khẳng định khu vực CEZ an toàn, mà nhấn mạnh khả năng thích nghi đặc biệt của giun tròn, mở ra hướng nghiên cứu về cơ chế sửa chữa DNA có thể ứng dụng trong y học.
Trước đó không lâu, các nhà khoa học từng có một số phát hiện đáng chú ý về hệ động thực vật xung quanh khu vực bị nhiễm phóng xạ ở Chernobyl.
Điển hình vào năm 2022, bức xạ từ nhà máy Chernobyl đã dẫn tới thay đổi màu da của ếch cây phương Đông (tên khoa học: Hyla orientalis) ở Ukraine, khiến lớp da của chúng chuyển từ màu xanh lá cây sang màu đen.
Màu sắc sẫm hơn được cho là phản ứng thích nghi nhằm bảo vệ ếch khỏi bức xạ cao, do melanin trong da có khả năng vô hiệu hóa gốc tự do và giảm tổn thương ADN.
Trong khi đó, quần thể sói trong vùng cấm Chernobyl không chỉ tồn tại mà còn sinh sản và mở rộng lãnh thổ. Một giả thuyết cho rằng, do phạm vi săn mồi rộng lớn, chúng không chỉ ăn những con mồi bị nhiễm phóng xạ, giúp giảm thiểu tác động tiêu cực từ môi trường.
Điều này cho thấy mặc dù môi trường Chernobyl sau thảm họa hạt nhân chứa mức phóng xạ cao, nhiều loài động vật đã thể hiện khả năng thích nghi và sinh tồn đáng kinh ngạc.
Những nghiên cứu về chúng không chỉ giúp hiểu rõ hơn về tác động của phóng xạ lên sinh vật mà còn mở ra cơ hội ứng dụng trong y học và sinh học, đặc biệt trong việc nghiên cứu cơ chế sửa chữa DNA và khả năng thích nghi của sinh vật trong môi trường khắc nghiệt.
Các nhà khoa học cảnh báo rằng CEZ vẫn là khu vực nguy hiểm với mức phóng xạ cao, và cần tiếp tục nghiên cứu để hiểu rõ hơn về tác động lâu dài của phóng xạ lên sinh vật và hệ sinh thái.
Theo www.sciencealert.com