@      80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam: Huyền thoại nữ du kích Củ Chi

Vị Trí:rongbachkim cao thu soi cau > Gamebaidoithuong Tai Game Bài Đổi Thưởng Uy Tín >

80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam: Huyền thoại nữ du kích Củ Chi

80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam: Huyền thoại nữ du kích Củ Chi

Gan dạ, dũng cảm và mưu trí - những phụ nữ dù chân yếu tay mềm nhưng đã lập nên bao chiến công hiển hách trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ cứu nước của dân tộc.

Về Củ Chi nghe danh “đội quân tóc dài”

Trong căn nhà tình nghĩa tại xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi, bà Lê Thị Sương (Năm Sương) kể lại cho chúng tôi nghe những tháng ngày cầm súng chiến đấu của đội du kích Củ Chi. Ngày 10/11/1965, khi là thành viên đội du kích xã Trung Lập Thượng, bà Sương được đưa vào danh sách đội nữ du kích Củ Chi. Đội nữ du kích Củ Chi lúc bấy giờ chỉ có 3 thành viên gồm đội trưởng Nguyễn Thị Nê, Chính trị viên Trần Thị Nhỡ và bà Lê Thị Sương.

Chú thích ảnh

Bà Lê Thị Sương (Năm Sương, thứ 2 phải sang), thành viên Đội nữ du kích Củ Chi, luôn nhận được sự quan tâm của các đồng đội trong Hội Cựu chiến binh địa phương. Ảnh: Xuân Khu/TTXVN

Sau đó, các bà đã vận động thêm 25 người cùng tham gia đội nữ du kích và bắt đầu huấn luyện sử dụng súng, tập bắn tỉa, chống càn, tập kích, pháo kích… Nhiệm vụ của đội nữ du kích Củ Chi là vừa trực tiếp chiến đấu và phục vụ chiến đấu như đào hầm, tải đạn, tải lương thực, làm trinh sát vừa làm nhiệm vụ hậu phương lớn như sản xuất, chống bắt lính, vận động thanh niên gia nhập Quân giải phóng.

Nhớ về trận đánh đầu tiên của đội nữ du kích Củ Chi, bà Năm Sương kể: "Được tin mật báo về cuộc càn bố của Mỹ - ngụy vào hướng ấp Phú An, Phú Hòa Đông, các chị Nguyễn Thị Nê, Trần Thị Nhỡ và tôi kết hợp với bộ đội thành chia thành 3 mũi ém quân, chặn địch tại Cây Trắc, ấp Phú Mỹ. Ban đầu vốn chúng tôi chỉ được phân công làm mũi thứ yếu, hai mũi do nam giới đảm nhiệm là chính diện đối đầu với địch. Tuy nhiên, địch lại tiến thẳng vào khu vực do đội nữ du kích đảm nhiệm. Không hoảng sợ, 3 nữ du kích Củ Chi phối hợp nổ súng cùng tiêu diệt địch. Kết quả, đội nữ du kích tiêu diệt được 3 tên, thu 3 khẩu súng, 3 quả lựu đạn, nhiều đạn dược, quân trang, quân dụng...".

“Sau trận đánh đầu tiên, Ban Chỉ huy Huyện đội quyết định tặng Bằng khen cho đội nữ du kích, chị em chúng tôi ăn mừng bằng một nồi chè lớn”, bà Sương nhớ lại.

Thừa thắng xông lên, go888king đội nữ du kích liên tục thi đua lập công, dự đoán xổ số miền nam wap có những người nhiều lần trở thành Dũng sĩ diệt Mỹ. Điển hình như chị Nguyễn Thị Nê 8 lần nhận danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ. Bản thân bà Năm Sương cũng nhiều lần nhận được danh hiệu này. Tiếng vang về “đội quân tóc dài” của đội nữ du kích Củ Chi càng lan rộng,soi cau rong bach kim lo choi nhieu rất nhiều chị em sau đó đã gia nhập đội. Có thời điểm, quân số của đội lên đến gần 60 người. Như trường hợp của chị Nguyễn Thị Nga ở tận xã Xuân Thới Thượng, khi nghe tin về Trung đội nữ du kích đã trốn nhà xin gia nhập, trực tiếp cầm súng chiến đấu. 

Chú thích ảnh

Bà Lê Thị Sương (Năm Sương), cựu chính trị viên Đội du kích nữ Củ Chi hồi tưởng những kỷ niệm từ thời chiến tranh. Ảnh: Xuân Khu/TTXVN

Theo lời kể của bà Năm Sương, gian khổ và khốc liệt nhất là sau Mậu Thân 1968, lúc này địch thực hiện chiến lược 3 sạch “đốt sạch, phá sạch, giết sạch”, tất cả lực lượng cách mạng đều phải rút xuống địa đạo trú ẩn.

“Những ngày tháng sống dưới địa đạo vô cùng gian khổ, bên trên thì xe tăng của địch quần thảo, cày xới, Trung đội nữ du kích Củ Chi sống trong địa đạo ngay sát căn cứ của Mỹ đặt tại Đồng Dù, đến nói to chúng tôi cũng không dám. Về sinh hoạt, anh em nam giới đỡ hơn, phụ nữ chúng tôi rất khổ,nhóm zalo kéo baccarat mỗi tuần chúng tôi chỉ được tắm rửa một lần. Địch còn liên tục phát loa chiêu hàng nhưng đội nữ du kích Củ Chi không ai nhụt chí”. Những lần đó, bà và các đồng đội lại truyền tai nhau câu thơ bất hủ “Đất nước còn ta không còn cũng được/Nước mất rồi ta còn cũng như không”. 

Những chiến công hiển hách

Bà Võ Thị Mô (Bảy Mô), Trung đội trưởng từ năm 1967 - 1968 cho hay, thời đó, Trung đội nữ du kích sáp nhập với Tiểu đoàn 7 thực hiện chống càn ở khắp nơi nên có biệt danh là “Tiểu đoàn lửa”, nghĩa là đi tới đâu là có lửa đạn tới đó. Dù chiến trường ác liệt bom rơi, đạn nổ trong khi lương thực cạn kiệt, đến nước cũng không có để uống nhưng chị em trong đội vẫn kiên trung, chịu đựng. 

Chú thích ảnh

Bà Lê Thị Sương (Năm Sương), cựu chính trị viên Đội du kích nữ Củ Chi được khen tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Ảnh: Xuân Khu/TTXVN

Bà Bảy Mô nhớ nhất trận đánh Thái Mỹ, đánh đồn tổng cộng 3 lần, bắt sống nhiều tù binh. Từ thắng lợi đó, Trung đội tiếp tục đánh trận Phước Hưng, Vườn Trầu, trận chống càn ở Phước Thạnh, Đồng Lớn,  Rừng Tre... Năm 1968, Trung đội nữ du kích cùng bộ đội chủ lực tiến công vào huyện lỵ Củ Chi, "bắt sống" đồn địch. Cứ như thế, bằng cách đánh chớp nhoáng “xuất quỷ nhập thần”, tiếng tăm của Trung đội nữ du kích Củ Chi nổi lên như một nỗi sợ hãi đối với quân đội Mỹ - ngụy.

Bà Võ Thị Trong, người Trung đội trưởng cuối cùng từ năm 1973 - 1975 mãi không quên trận đánh đầu tiên khi tham gia vào Trung đội du kích Củ Chi. Lúc này, bà và đồng đội cùng Tiểu đoàn Quyết Thắng đã lập được chiến công lớn, bắn hạ 25 xe cơ giới, tiêu diệt nhiều lính Mỹ - ngụy. 

Sau Mậu Thân 1968, cơ sở của ta đều bị địch bắt gần hết, tổ chức giao cho Trung đội nữ du kích Củ Chi đảm nhiệm nhiệm vụ ở lại trong ấp chiến lược xây dựng cơ sở, tổ chức diệt ác. Các nữ du kích thường xuyên cải trang lúc là người đi làm đồng, khi thành người buôn bán, có khi lại là nữ nhân viên văn phòng để phối hợp cùng nhau ám sát những tên đồn trưởng khét tiếng “ác ôn”. 

Bà Lê Thị Sương nhớ lại, lần đó, 3 chị em trong đội du kích cải trang thành những người đi làm đồng, giấu súng trong bó rơm, đột nhập vào nhà của tên đồn trưởng ở Tân Phú Trung, chỉ một phát súng đã bắn chết hắn. Không quên để lại bản án trên bàn, các nữ du kích rút lui an toàn. Ở một trận khác, các nữ du kích dùng “mỹ nhân kế” đột nhập vào một chương trình ca nhạc tạp kỹ trong câu lạc bộ sĩ quan của địch, gài mìn kích nổ. Trận đó khiến 127 tên địch thương vong. 

Tuy nhiên, cũng có những lần các nữ du kích Củ Chi thất bại do gặp đạn lép, kẹt súng, địch càn. Nhiều người bị thương nặng và có người đã hi sinh. Như trường hợp của người chỉ huy Nguyễn Thị Nê đã ngã xuống lúc tuổi đời mới chỉ 22. Đã có 24 nữ du kích mãi hiến trọn tuổi xuân cho đất nước.

“Sự hi sinh của các chị em không làm chúng tôi nhụt chí mà càng thắp lên ngọn lửa căm thù, thề chiến đấu đến hơi thở cuối cùng”, bà Năm Sương bùi ngùi chia sẻ.

Chú thích ảnh

Bà Lê Thị Sương (Năm Sương), cựu chính trị viên Đội du kích nữ Củ Chi giới thiệu những hình ảnh kỉ niệm về một thời hoa lửa. Ảnh: Xuân Khu/TTXVN

Sau năm 1975, Trung đội nữ du kích Củ Chi hoàn thành nhiệm vụ, trở về cuộc sống đời thường. Ra đời trong giai đoạn từ 1965 đến 1975 cũng là những năm tháng chiến tranh gian khổ, ác liệt nhất của cuộc chiến chống đế quốc Mỹ, các nữ du kích đã chứng minh cho tinh thần “anh hùng bất khuất” của phụ nữ Việt Nam trong thời chiến. Năm 2018, Chủ tịch nước đã quyết định phong tặng Trung đội nữ du kích Củ Chi danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân do có thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ cứu nước.

Giữ lời hứa từ thời vào sinh ra tử rằng “Người còn sống phải lo cho người hi sinh”, hằng năm, cứ đến ngày 10/11, bà Năm Sương và đồng đội lại tổ chức lễ giỗ cho những người đã ra đi. Đây cũng là dịp Ban liên lạc đội nữ du kích Củ Chi họp mặt, ôn lại những kỷ niệm đẹp của một thời hoa lửa. Mỗi lần gặp nhau, các bà lại cùng nhau cất lên câu hát: “Chị em ta quyết thành dũng sĩ/Diệt Mỹ xâm lăng, diệt lũ bạo tàn…” (Tiếng hát người nữ du kích Củ Chi).